Di chỉ Omo
Di chỉ Omo

Di chỉ Omo

Những di cốt Omo là bộ sưu tập xương Hominini, được phát hiện trong giai đoạn từ năm 1967 tới năm 1974 tại vị trí của thành hệ Omo Kibish gần sông Omo, trong Vườn Quốc gia Omo ở tây nam Ethiopia[1]. Những bộ xương đã được thu thập bởi một nhóm nhà khoa học từ Bảo tàng Quốc gia Kenya do Richard Leakey chỉ đạo[2]. Các di cốt từ di chỉ Hominid Kamoya (KHS) được gọi là Omo I, còn từ di chỉ Hominid Paul (PHS) được gọi là Omo II[3].Các bộ phận của hóa thạch được Richard Leakey phân loại như là Homo sapiens là cổ nhất đã biết. Năm 2004, các tầng địa chất chứa hóa thạch được định tuổi bằng đồng vị phóng xạ, và các tác giả nghiên cứu kết luận rằng "ước tính khả dĩ về tuổi của hominid Kibish là 195 ± 5 Ka (Kilo annum, ngàn năm trước), và điều này làm cho các hóa thạch trở thành những di cốt Homo sapiens lâu đời nhất được biết đến"[3].Do những di vật phát hiện được là loại cổ nhất cho đến nay, Ethiopia được coi là sự lựa chọn hiện tại cho cái nôi ra đời của Homo sapiens[4][5].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Di chỉ Omo http://www.christopherseddon.com/2008/12/herto-rem... http://www.nature.com/news/2005/050216/full/news05... http://www.sciam.com/article.cfm?articleID=00053DF... http://www.sciam.com/media/inline/00053DFE-C0B7-12... http://adsabs.harvard.edu/abs/2005Natur.433..733M //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15716951 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18602675 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18617219 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18691739 http://earth.huji.ac.il/data/pics/Vax%20et%20al%20...